Tóm tắt và dự báo mùa bão Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2019

Tóm tắt mùa bão

Thang bão Nhật Bản (JMA)

Thang bão Saffir-Simpson

  1. Trên toàn vùng: Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2019 bắt đầu khá sớm, từ những ngày cuối năm 2018 với ATNĐ hình thành ngày 31/12 nhưng mạnh lên thành bão vào ngày 01/1/2019 với tên PABUK (số hiệu 1901). Trong tháng 2 năm 2019 đã xuất hiện cơn bão mạnh Wutip, cơn bão mạnh nhất ghi nhận được trong tháng 2 từ trước đến nay. Tuy nhiên trong các tháng 3-6, không xuất hiện bất kỳ cơn bão nào mà chỉ có một số áp thấp nhiệt đới yếu. Mãi đến cuối tháng 6/2019 mới xuất hiện bão Sepat. Trong tháng 7, xoáy hoạt động mạnh hơn tuy nhiên các hình thế thời tiết trong và ngoài cơn bão (nhiệt độ nước biển, năng lượng nhiệt, độ đứt gió,...) đã kìm hãm sự phát triển của bão nên hầu hết có cường độ yếu như Mun, Danas, Nari, Wipha. Sang tháng 8/2019 bão có hoạt động mạnh hơn với sự xuất hiện của các cơn bão: Francisco, Lekima, Krosa, Bailu, Podul. Trong đó bão Lekima đổ bộ vào miền Đông Trung Quốc gây thiệt hại 9 tỷ USD. Sang tháng 9 và 10, bão Lingling đổ bộ vào nước CHDCND Triều Tiên, hai cơn bão Faxai và Hagibis tấn công vào Nhật Bản gây thiệt hại hơn 23 tỷ USD. Mùa bão bắt đầu hoạt động mạnh hơn từ nửa cuối tháng 10 cho đến hết năm với sự xuất hiện của 10 cơn bão, phần lớn có cường độ mạnh, đáng chú ý trong số đó có hai cơn bão Matmo và Nakri đổ bộ vào Nam Trung Bộ, bão Kammuri đổ bộ vào Philippines đúng thời gian diễn ra SEA Games 30 và bão Phanfone đổ bộ Philippines vào Giáng sinh. Chỉ tính riêng 3 cơn bão Lekima, Faxai và Hagibis gây thiệt hại lên đến trên 32 tỷ USD, chiếm 92% tổng thiệt hại toàn mùa bão, biến mùa bão 2019 trở thành mùa bão gây thiệt hại nặng nề nhất lịch sử các mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương.
Bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông năm 2019
Bão số
(hoặc ATNĐ số)
Tên quốc tếKhu vực
đổ bộ
Tâm bãoThời gian
vào bờ
Cấp gió
lúc đổ bộ
Cấp bão
mạnh nhất
trên biển
Các khu vực
ảnh hưởng
TỉnhTrạm khí tượng/
thủy văn
gần bão nhất
1PabukThái Lan--04/1Cấp 8Cấp 9Nam Bộ
2MunBắc BộThái BìnhThái Hưng
tâm qua TT. Diêm Điền
04/7Cấp 8Cấp 8Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
ATNĐ 1GoringRa khỏi biển Đông----Cấp 6-
3WiphaBắc BộQuảng NinhMóng Cái02/8Cấp 9Cấp 9Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
ATNĐ 2JMA TD 20Ra khỏi biển Đông----Cấp 6-
4PodulBắc Trung BộQuảng BìnhTân Mỹ30/8Cấp 7Cấp 9Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
Bắc Bộ
ATNĐ 3KajikiTrung Trung BộThừa Thiên HuếPhong Điền03/9Cấp 7Cấp 7Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
ATNĐ 4JMA TD 28Tan trên biển----Cấp 6Bắc Trung Bộ
Trung Trung Bộ
5MatmoNam Trung BộPhú YênSông Cầu30/10Cấp 8-9Cấp 10Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
6NakriNam Trung BộPhú YênHuyện Đông Hòa10/11Cấp 7Cấp 12Trung Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
7KammuriTan trên biển----Cấp 14-15
8PhanfoneTan trên biển----Cấp 13-
2. Trên Biển Đông và đất liền Việt Nam: Ngoại trừ cơn bão số 1 là bão rớt mùa bão 2018, mùa bão năm 2019 được xem là đã chính thức bắt đầu ở nước ta khi cơn bão số 2 (Mun) hình thành trên khu vực Bắc Biển Đông ngày 01/7/2019 (muộn hơn TBNN từ 2-3 tuần) và đổ bộ vào Thái Bình. Đến giữa tháng 7 xuất hiện 1 ATNĐ nhưng ra khỏi biển Đông; cuối tháng 7 - đầu tháng 8 xuất hiện bão số 3 (Wipha) và đổ bộ vào Quảng Ninh, gây mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa. Cuối tháng 8/2019, bão số 4 (Podul) đổ bộ vào Quảng Bình và ngay sau đó vào những ngày đầu tháng 9, ATNĐ số 1 tháng 9 (tức bão Kajiki) đổ bộ vào Quảng Trị - Thừa Thiên Huế gây mưa lớn, ngập lụt nghiêm trọng. Ngày 2/9/2019 cũng là thời điểm trên biển Đông có 2 ATNĐ hoạt động với khoảng cách khá gần nhau. Kể từ ngày 5/9 đến ngày 27/10/2019 (trong 1 tháng rưỡi kế tiếp đó), do tác động của nhiều yếu tố như dải HTNĐ hoạt động yếu, dao động Madden-Julian... khiến mùa bão trên biển Đông trở nên im ắng. Mãi đến ngày 28/10, cơn bão số 5 (Matmo) hình thành và hai ngày sau đổ bộ Phú Yên; tỉnh này vào 10 ngày sau đó cũng là vùng đổ bộ của cơn bão số 6 (Nakri). Hai cơn bão gây thiệt hại nặng cho đất liền Nam Trung Bộ. Tháng 12/2019, hai cợn bão Kammuri (số 7) và Phanfone (số 8) đi vào biển Đông với cường độ mạnh cấp 12 cấp 13 nhưng đều suy yếu và tan ở giữa biển Đông. Bão Phanfone suy yếu và tan dần vào ngày 28/12 đánh dấu sự kết thúc của mùa bão năm 2019 ở biển Đông. Mùa bão 2019 hoạt động giống năm 1981, 1994.Tổng hợp chung trên khu vực biển Đông và nước ta:- Số XTNĐ: 12 - xấp xỉ TBNN- Số bão: 8 (ít hơn TBNN 02 cơn)- Số ATNĐ: 4 (nhiều hơn TBNN 1 cơn)- Số bão đổ bộ Việt Nam: 5 cơn (Nhiều hơn TBNN 1 cơn)- Số ATNĐ đổ bộ Việt Nam: 1 cơn (xấp xỉ TBNN)- Vùng đổ bộ chủ yếu của bão và ATNĐ: Rải đều các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Tập trung nhiều hơn ở các tỉnh từ Quảng Ninh-Thái Bình (2 cơn) và tỉnh Phú Yên (2 cơn). Năm 2019 là lần đầu tiên không có cơn bão nào trên biển Đông đổ bộ miền Nam Trung Quốc kể từ năm 1982.- Thiệt hại thiên tai: hơn 7000 tỷ đồng (Giảm mạnh so với 3 năm trước đó).[1]Các giai đoạn chính của mùa bão 2019 trên biển Đông- Giai đoạn 1: từ 01/7-05/9/2019, đây là giai đoạn tập trung nhiều bão và ATNĐ nhất với 8 cơn (4 bão, 4 ATNĐ, hoạt động chủ yếu ở phía Bắc vĩ tuyến 15 và đổ bộ vào Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Cường độ hầu hết là yếu (<= cấp 9)- Giai đoạn 2: từ 28/10 đến hết năm 2019, giai đoạn này bão hoạt động mạnh với 4 cơn bão, cường độ từ cấp 10-12, hoạt động chủ yếu ở phía Nam vĩ tuyến 15, đổ bộ vào Phú Yên 2 cơn và tan ở giữa biểm Đông 2 cơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùa_bão_Tây_Bắc_Thái_Bình_Dương_2019 http://fj.people.com.cn/n2/2019/0825/c181466-33285... http://tcdata.typhoon.gov.cn/en/ http://www.hinews.cn/news/system/2019/08/30/032164... http://www.china.org.cn/china/2019-08/12/content_7... http://thoughtleadership.aonbenfield.com//Document... http://www.asahi.com/ajw/articles/AJ201907210031.h... http://www.australiasevereweather.com/cyclones/200... http://www.gbprimenews.com/default/index_view_page... http://www.miyakomainichi.com/2019/09/123529/ http://kuaibao.qq.com/s/20191003A07O7R00?refer=spi...